Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

TIP BONG DA , TIP BONG DA LA GI ,TIP BONG DA MIEN PHI , TIP FREE , TIP MIEN PHI , TY LE CA CUOC BONG DA

TIP BONG DA , TIP BONG DA LA GI ,TIP BONG DA MIEN PHI , TIP FREE , TIP MIEN PHI , TY LE CA CUOC BONG

Nạn nhân của sự dũng cảm
SoiKeo.com - Điều bức xúc nhất mà các độc giả đó là việc không ai tại VFF đứng ra nhận trách nhiệm. Một độc giả tức giận nói: “Tại sao họ lại im lặng như thể để dư luận tập trung nói về chiếc ghế của HLV Phan Thanh Hùng. Nếu thật sự họ muốn bảo vệ ông Hùng, thì chí ít cũng phải có người đứng ra nhận lỗi chứ”.
Các quan chức VFF và BHL đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2012. Ảnh: Lê Vinh
Thật không khó để nhận thấy, ngay sau thất bại của đội tuyển Việt Nam, dư luận bàn nhiều về vị trí của HLV Phan Thanh Hùng. Trên lý thuyết, đây cũng là chuyện bình thường bởi bất kỳ thất bại nào, HLV trưởng vẫn là người chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, ai cũng thấy, nếu thật sự ông Hùng và BHL của đội tuyển có lỗi trong thất bại này thì cũng chỉ là một lỗi rất nhỏ.

Ấy vậy mà ngoài chuyện khẳng định không sa thải HLV Phan Thanh Hùng, tuyệt nhiên không thấy bất kỳ người có trách nhiệm nào ở VFF đứng ra nhận lỗi. Họ để một mình HLV họ Phan lẻ loi trước cơn bão của dư luận. Họ khẳng định không sa thải ông Hùng nhưng lại chẳng nói rõ ai mới thật sự có lỗi và đương nhiên, dư luận vẫn chỉ tập trung vào HLV trưởng. Đấy là một kiểu “nói cho có nói” chứ hoàn toàn không có một trách nhiệm nào cả.

Một độc giả bày tỏ thẳng thắn: “Tại sao ông Chủ tịch VFF không công khai thừa nhận thất bại này thuộc về trách nhiệm của VFF và HLV Phan Thanh Hùng không có lỗi gì. Làm được như vậy mới là dũng cảm. Vừa bảo vệ HLV trưởng và vừa thể hiện sự nhất quán khi quyết định chọn HLV nội”.
Thật đáng để suy ngẫm
o 0 o

Thật ra, trên bình diện chung, các phản ứng của dư luận cũng không nhắc nhiều đến trách nhiệm của HLV Phan Thanh Hùng khi mà thực tế đã quá hiển nhiên: chúng ta thất bại vì chúng ta yếu kém toàn diện. Có 10 ông Hùng cũng chẳng giải quyết được gì.

Nói cho đúng hơn, ông Hùng chỉ là “nạn nhân của sự dũng cảm” khi dám đứng ra nhận trách nhiệm lèo lái con thuyền đội tuyển sau đống đổ nát ở SEA Games 26. Xét về chiến dịch AFF Cup 2012, đấy là một thất bại nhưng nếu xét cả quá trình làm việc của ông Hùng thì HLV nội đầu tiên sau năm 1995 này có hiệu quả không tồi chút nào nếu tính trên hoàn cảnh cũng như chi phí mà VFF phải bỏ ra cho ông. Đội bóng của ông Hùng chỉ là sản phẩm kém cỏi của một làng cầu đã sa sút thê thảm, của một kiểu điều hành bóng đá ngắn hạn và vụn vặt. VFF chọn ông Hùng là không sai nhưng cách họ giao việc cho ông lại là một kiểu giải pháp tình thế. Nó chẳng giải quyết được các vấn đề cốt lõi của đội tuyển, thậm chí còn đẩy ông Hùng vào tư thế của một “người làm công” hơn là “cứu tinh” cho một chiến lược dài hạn. Bản hợp đồng 2 năm, gia hạn theo từng năm là biểu hiện của tư duy nhiệm kỳ vốn nặng nề trong bộ máy VFF.

Trong bối cảnh đó, từ vai trò “người hùng” của nền bóng đá, HLV Phan Thanh Hùng luôn phải đứng trước nguy cơ trở thành nạn nhân từ chính sự dũng cảm của mình. Phải chăng vì vậy mà ông Hùng nhất định không chịu bỏ việc tại Hà Nội T&T.

o 0 o

Câu hỏi đặt ra: đến bao lâu thì VFF mới chính thức thừa nhận thất bại tại AFF Cup 2012? Họ còn đợi gì nữa? Còn điều gì nữa mà phải đợi họp bàn, mổ xẻ? Suốt chiều dài lịch sử của VFF, đã biết bao cuộc mổ xẻ tương tự mà kết quả có tốt hơn đâu khi mà kết thúc các cuộc họp vô bổ ấy, chỉ có duy nhất các HLV trưởng là người phải trở thành “vật tế thần”. Phải chăng, người ta đợi đến khi mổ xẻ thì mới có thể đủ can đảm nhận trách nhiệm theo kiểu tập thể dù chính cái tập thể đó đã giao việc rất rõ cho những cá nhân như ông Chủ tịch, như ông Trưởng đoàn, như ông Phó chủ tịch phụ trách hậu cần, truyền thông, những người đã ở đó, tại Bangkok để chứng kiến rất rõ vì sao đội tuyển thất bại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét